NIỀNG RĂNG MẶT LƯỚI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >

Tư vấn – Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?

Theo dõi trên:

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không? Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại được rất nhiều người ưa chuộng nhằm sắp xếp lại các răng sai lệch trở nên đều đặn hơn trên cung hàm. Hiện có rất nhiều phương pháp niềng răng được ưa chuộng sử dụng có thể kể đến như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng không nhổ răng, niềng răng invisalign…Mỗi phương pháp đều sở hữu những chức năng và ưu điểm nổi bật riêng.

Niềng răng trong suốt hay còn gọi là niềng răng không mắc cài. Kỹ thuật niềng răng nay sử dụng hệ thống các khay niềng trong suốt giúp răng dịch chuyển về vị trí chính xác trên cung hàm.

Tư vấn - Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?-1
Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không*

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không? Tương tự như niềng răng bằng mắc cài, trước khi gắn khí cụ nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tình hình răng miệng của của bệnh nhân. Nếu răng miệng sai lệch nặng thì buộc phải nhổ một số chiếc răng để thuận tiện cho việc điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu răng miệng bệnh nhân chỉ ở mức lệch lạc nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định niềng răng lùi hàm vào khoảng trống nhổ răng khôn.

Việc này giúp bệnh nhân không phải nhổ răng mà vẫn đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao. Kỹ thuật lùi răng vào khoảng trống nhổ răng khôn rất khó thức hiện với các trường hợp gắn mắc cài. Trong một số trường hợp, niềng răng trong suốt cũng buộc phải nhổ một số răng cối nhỏ phía trước như khi chỉnh nha bằng mắc cài. Nhất là những lúc răng khấp khểnh, mọc chen chúc, hô móm…cần kéo lùi nhóm răng cửa.

Tư vấn - Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?-2
Niềng răng trong suốt sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật*

Vì sao nên lựa chọn niềng răng trong suốt?

Không chỉ quan tâm đến vấn đề niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không, bạn cũng nên hiểu rõ vì sao kỹ thuật niềng răng này lại được nhiều người lựa chọn như vậy.

  • Tự tin khi giao tiếp: Niềng răng trong suốt được làm theo dạng khay được thiết kế vừa khít với răng và tạo cho khách hàng cảm giác tự tin khi đeo mà không cảm thấy gò bó, vướng víu trong miệng.
  • Dễ dàng tháo lắp: Với chất liệu nhựa dẹo có tính đàn hồi cao giúp khách hàng dễ dàng tháo lắp khi ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Việc này giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…
  • An toàn với cơ thể: Các chất liệu lựa chọn làm khay niềng răng đã được kiểm duyệt kỹ càng và chứng minh không gây ra bất cứ kích ứng hay tổn thương nào đến sức khỏe người sử dụng.
Tư vấn - Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?-3
Khay niềng tháo lắp dễ dàng giúp bệnh nhân thuận tiện hơn khi ăn uống và vệ sinh*

Quy trình niềng răng trong suốt tại nha khoa

  • Bước 1: Thăm khám và chụp phim: Bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp phim để kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Nếu răng không quá sai lệch phức tạp thì bác sĩ sẽ chỉ định mang khay niềng trong suốt.
  • Bước 2: Lấy dấu hàm và lên kế hoạch điều trị: Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm, dựa và hình chụp phim để lập ra phác đồ điều trị.
  • Bước 3: Chế tạo khay niềng: Những thông số về dấu hàm và phác đồ điều trị của bệnh nhân sẽ được gửi về trung tâm chế tác của hãng để đặt mẫu khay niềng.
  • Bước 4: Gắn khay niềng: Bác sĩ đặt một số điểm lên khay niềng và được đánh số thứ tự, bệnh nhân chỉ việc đeo khay niềng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bước 5: Tái khám định kỳ: Khách hàng tái khám sau 6 – 8 tuần để bác sĩ theo dõi quá trình thay đổi của răng và nhận khay mới cho giai đoạn tiếp theo.
Tư vấn - Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?-4
Khay niềng trong suốt được thiết kế ôm sát vào chân răng giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp*

Trên đây là những lời giải đáp cho chúng tôi về vấn đề niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy tìm cho mình một địa chỉ nha khoa an toàn và uy tín trước khi quyết định chỉnh nha nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN