Niềng răng có làm răng yếu đi không? Niềng răng sử dụng hệ thống các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây thun điều chỉnh lại các răng mọc sai lệch về lại ví trí chính xác trên cung hàm. Có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau và được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng có thể kể đến là niềng răng pha lê, niềng răng không nhổ răng, niềng răng trong suốt, niềng răng mặt trong, niềng răng sứ…
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha có từ lâu đời, không những giúp tái tạo lại nụ cười tươi xinh rạng rỡ mà còn hỗ trợ cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Vậy niềng răng có làm răng yếu đi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Bản chất của niềng răng là sử dụng các khí cụ gắn chặt vào răng để làm răng dần trở về vị trí như mong muốn. Cơ chế của niềng răng là sử dụng lực kéo của dây cung gắn vào các khe rãnh của mắc cài và điều chỉnh lực của dây từ từ để phù hợp với từng giai đoạn của răng. Đến khi răng đã di chuyển đúng về vị trí của nó thì bác sĩ mới tháo dụng cụ niềng răng ra khỏi hàm. Sau đó người bệnh chỉ cần đeo hàm duy trì tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để có một hàm răng đều đẹp.
Niềng răng có làm răng yếu đi không? Với những kết quả mà chỉnh nha mang lại đã cho thấy kỹ thuật này không làm cho răng bạn yếu đi mà nó còn giúp răng chắc khỏe hơn, lực ăn nhai được cải thiện khi hai khớp cắn hai hàm khít sát với nhau hơn. Bên cạnh đó khuôn mặt của bạn cũng trở nên hài hòa hơn rất nhiều so với lúc ban đầu. Niềng răng chỉ làm răng yếu đi khi thực hiện không đúng kỹ thuật, nghiêm trọng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
- Sử dụng lực kéo mạnh sẽ khiến răng bị lung lay dẫn đến răng bị gãy và rụng đi.
- Nếu lực kéo không đủ, quá nhẹ thì răng không di chuyển theo đúng vị trí theo yêu cầu ban đầu.
- Tăng lực kéo và thay dây thun quá sớm khi hàm chưa ổn định sẽ làm tổn thương xương hàm và khiến răng yếu đi.
- Mắc cài kim loại không gắn đúng vị trí có thể gây tổn thương đến môi và má của người bệnh.
- Nếu điều trị răng miệng không triệt để trước khi niềng răng sẽ khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý răng miệng khi niềng răng.
Niềng răng cần lưu ý điều gì?
Niềng răng có làm răng yếu đi không sẽ không còn khiến bạn lo lắng nếu chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau:
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Bác sĩ niềng răng phải là người có tay nghề chuyên môn cao và được đào tạo bài bản. Như vậy quá trình niềng răng mới diễn ra thuận lợi và an toàn. Nếu có xảy ra trường hợp bung sút mắc cài thì cần đến ngay nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lại chứ không tự ý xử lý tại nhà.
- Tìm hiểu trước tình trạng răng miệng của mình: Để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình như thế nào, bạn hãy dành thời gian đến nha khoa thăm khám và nghe lời tư vấn từ bác sĩ.
- Chuẩn bị tâm lý: Thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng 18-24 tháng, vậy nên bạn cần chuẩn bị tâm lý khi phải đeo mắc cài trong một thời gian dài. Đồng thời tìm hiểu kỹ chế độ ăn uống cùng cách chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này để tránh được các ảnh hưởng không tốt đến kết quả niềng răng.
Như vậy niềng răng có làm răng yếu đi không còn phụ thuộc vào cách thực hiện của bác sĩ và việc chăm sóc răng miệng của bạn như thế nào. Mong rằng, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp chỉnh nha này và sớm tìm được cho mình một nha khoa chất lượng để tiến hành niềng răng.