NIỀNG RĂNG MẶT LƯỚI

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >

Điều trị răng đổi màu

Theo dõi trên:
Điều trị răng đổi màu với các phương pháp thẩm mỹ tại nha khoa là cách giúp bạn có được hàm răng trắng sáng và nụ cười tự tin. Khi đến một độ tuổi nhất định nào đó, hàm răng của chúng ta sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi như bị ố vàng, sậm màu làm mất thẩm mỹ cho khuôn mặt và nụ cười của chúng ta. Sự thay đổi hàm răng còn làm nảy sinh một số vấn đề bệnh lý về răng miệng. Vậy, nguyên nhân răng đổi màu và điều trị như thế nào?
Hàm răng ố vàng khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của bạn. Đó là lý do bạn nên điều trị răng đổi màu, bài viết hôm nay xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Nguyên nhân khiến răng đổi màu

Muốn ngăn chặn cũng như điều trị răng đổi màu hiệu quả, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân khiến răng đổi màu. Nhìn chung có 2 nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.

Điều trị răng đổi màu 1
Nhiều nguyên nhân khiến răng đổi màu*

Nguyên nhân bên ngoài

– Do chúng ta sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống có màu như trà, thuốc lá, các loại thực phẩm sắc tố mạnh sẽ khiến răng chúng ta bị đổi màu nhanh chóng.
– Chế độ chăm sóc răng miệng của chúng ta chưa hợp lý.
– Những mảng bám hoặc lớp cặn xuất hiện nhiều trên bề mặt răng nhưng nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ khiến răng của chúng ta nhanh chóng bị chuyển màu.

Những yếu tố bên ngoài này sẽ làm răng của chúng ta bị chuyển màu gây mất thẩm mỹ nhưng mỗi người đều có thể tự mình điều chỉnh và chăm sóc bằng cách chải răng đều đặn, đúng cách hoặc định kỳ lấy vôi răng cũng là giải pháp giúp răng của chúng ta đẹp hơn. Điều trị răng đổi màu tại cơ sở nha khoa giúp bệnh nhân thoải mái hơn khi cười.

Điều trị răng đổi màu 2
Tẩy trắng răng tại cơ sở nha khoa*

Nguyên nhân bên trong

– Cấu trúc răng không hoàn chỉnh cũng là nguyên nhân khiến răng của chúng ta nhanh chóng bị ố vàng. Nguyên nhân này chủ yếu là do yếu tố di truyền.
– Men răng, ngà răng có vấn đề.
– Từ khi sinh ra đến 5 tuổi là khoảng thời gian răng bắt đầu hình thành, cho nên flour bám quá nhiều trên răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng xuất hiện những vết lốm đốm trông rất mất thẩm mỹ.
– Nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh như tetracycline một thời gian sẽ khiến cho hàm răng bị ố vàng từ bên trong ra.

– Khi bệnh nhân bị nhiễm tủy răng hoặc bị chấn thương cũng là nguyên nhân khiến răng bị ố vàng. Điều trị răng đổi màu là giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Điều trị răng đổi màu 3
Điều trị răng đổi màu tại cơ sở nha khoa*

Điều trị răng nhiễm màu tại cơ sở nha khoa

Làm trắng răng tại cơ sở nha khoa là giải pháp điều trị răng đổi màu được nhiều người lựa chọn vì chỉ sau 1 giờ đồng hồ là bạn có thể cảm nhận được độ trắng sáng của hàm răng mình.
Qúa trình tẩy trắng răng tại cơ sở nha khoa được tiến hành theo các bước như sau: Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân như thế nào, nếu bệnh nhân có nhiều cao răng thì bác sĩ sẽ lấy sạch để khoang miệng sạch sẽ hơn. Sau đó, bác sĩ dùng thuốc tẩy trắng có nồng độ cao từ 22-38% Carbamide peroxide, 15-20% Hydrogen peroxide và kết hợp ánh sáng đèn halogen, laser, led để tẩy trắng răng. Trước khi bôi thuốc tẩy trắng răng, bác sĩ cho bệnh nhân mang dụng cụ banh nướu để phòng tránh thuốc dính lên nướu gây bỏng lợi cho bệnh nhân. Các ánh sáng sẽ được kích hoạt thuốc làm cấu trúc răng thay đổi, cắt đứt chuỗi protein, từ đó giúp răng sẽ trắng hơn rất nhiều.
Tẩy trắng răng là giải pháp được nhiều người sử dụng. Mỗi phương pháp tẩy trắng răng có thời gian chiếu sáng khác nhau, nhiệt độ và khả năng thẩm thấu ánh sáng cũng khác nhau nhưng nhìn chung thường dao động từ 30-90 phút.
Ánh sáng đèn sẽ kích hoạt thuốc tẩy trắng răng giúp răng trắng hơn từ 3-8 cấp độ màu. Tuy nhiên, cũng tùy theo trường hợp cấu trúc răng mà cấp độ trắng răng của mỗi người là khác nhau.

Như vậy, điều trị răng đổi màu là giải pháp giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên. Để khắc phục tình trạng răng ố vàng hiệu quả, bạn hãy đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN